Landing Page Là Gì? Hướng Dẫn Cách Thiết Kế Và Các Ví Dụ

51 phút
Updated:

Bạn có khi nào tự hỏi làm sao mà các quảng cáo trên Google hay mạng xã hội lại có thể hiểu ý bạn đến như vậy không? Cứ như các nhà làm quảng cáo đang đọc suy nghĩ của bạn vậy!

Có khả năng cao là bạn đã thấy một quảng cáo dạng Landing Page – Trang Đích.

Một ví dụ đơn giản của landing page kèm cửa sổ thu nhận thông tin email người truy cập

Landing Page là một dạng các trang website độc lập có một mục tiêu duy nhất: Đó là chuyển đổi lượng người truy cập để họ đăng ký, mua hàng hoặc để lại thông tin cho bạn. Các trang này thường hiện các thông tin khuyến mãi, chương trình quà tặng hoặc có thể là hội thảo website (webinar) và thông tin sản phẩm.

Landing Page giúp tạo ra các thông điệp trực tiếp gửi tới người đọc, giúp họ để ý tới nhãn hàng, nội dung có trên website của bạn nhiều hơn.  

Landing Page không được phổ biến như các dạng cửa sổ popup hoặc cửa sổ đăng ký thông tin thông thường, tuy nhiên các trang này lại đem về lượng chuyển đổi cao nhất – 2 đến 7% và còn có thể cao hơn nữa. Đó là bởi vì Landing Page giữ người đọc tập trung vào nội dung trên trang, Landing Page cũng không đòi hỏi người đọc phải click quá nhiều, ít thông tin cần được tiếp thu và rất dễ để người đọc có thể tham gia ưu đãi hay làm một hành động nào đó giúp bạn thu về lượng chuyển đổi mong muốn.

Có thể nói Landing Page chính là “chìa khóa vàng” dẫn tới sự thành công của chiến dịch marketing. Landing Page giúp chuyển đổi những vị khách lạ thành các khách hàng tiềm năng và hiệu quả hơn hầu hết các công cụ marketing trên thị trường hiện nay. 

Để dễ dàng tìm hiểu về Landing Page, đây là các khái niệm chính mà bạn cần nắm:

  • Landing Page là gì?
  • Trang chủ (Hompage) có giống Landing Page không?
  • Tại sao lại cần Landing Page?
  • Các loại Landing Page và ví dụ cụ thể?
  • Thực hành Landing Page
  • Các câu hỏi thường gặp về Landing Page

BẮT ĐẦU TÌM HIỂU THÔI!

Landing Page là gì?

Landing Page hay còn gọi là Trang Đích là một dạng trang web độc lập giúp bạn tạo ra chuyển đổi từ một chiến dịch quảng cáo marketing.

Nói một cách khách, Landing Page chính là nơi mà khách hàng của bạn sẽ ‘đáp xuống’ sau khi họ bấm vào link quảng cáo hay chiến dịch marketing của bạn.  

Có 5 yếu tố cốt lõi mà các trang Landing Page thành công đều có:

  • Một ý tưởng bán hàng thu hút, độc đáo (Unique selling proposition – USP)
  • Hình ảnh mẫu và video clip
  • Lợi ích mà ưu đãi/ dịch vụ/ sản phẩm của bạn mang lại
  • Ví dụ cụ thể, trải nghiệm người dùng hài lòng
  • 1 mục tiêu chuyển đổi duy nhất

Chính vì vậy mà các trang Landing Page thường rất ít thông tin nhưng tập trung nhiều vào tính chuyển đổi.

Ví dụ, nếu muốn khách hàng bấm vào hội thảo webinar miễn phí mà bạn đang quảng cáo, thì trang Landing Page nên có thông tin tóm tắt về webinar, điểm mấu chốt là người đọc sẽ biết được họ nhận được gì và họ cần phải làm gì để có thể tham gia được webinar đó. Giống như trang Landing Page này được tạo từ công cụ Thiết kế Landing Page.

Trang mà bạn đang thấy ở trên có tỉ lệ chuyển đổi là 27% (tức là cứ 100 ngưởi truy cập thì có 27 người đăng ký/ mua hàng) với 8,000 lượt truy cập.

Bạn để ý thấy điều gì?

  • Tiêu đề thuyết phục: Họ nói rất rõ là mục đích của webinar này là để dạy người mới cách bán hàng (tựa đề “Sales Funnel 101: How to Increase Traffic, Conversions, and Sales”) và cũng cho mọi người biết rằng buổi webinar này sẽ diễn ra trong bao lâu (Otimize your sales funnel in under an hour – Học cách tăng doanh thu trong vòng dưới 1 tiếng ).
  • Nút đăng ký tham gia to – rõ: Đăng ký ngay – register now.
  • Điểm thu hút: Có một danh sách các mục sẽ được học được đặt ở phía bên trái trang Landing Page (dưới ảnh diễn giả). Điều này giúp khán giả hiểu được họ sẽ nhận được gì từ buổi webinar này.
  • Cấu trúc trang: Trang Landing Page được thiết kế giúp người đọc dễ dàng nhìn thấy chủ đề của webinar và biết ai là diễn giả (Ian Cleary). Một khi người đọc đã “dính”, họ có thể đăng ký ngay hoặc tiếp tục tìm hiểu thêm thông tin.

Bạn cũng có thể để ý thấy, không giống như các trang chủ thông thường, trang Landing Page sẽ không có thanh điều hướng và có rất ít link. Điều này nhằm giữ sự tập trung của người đọc vào nút “đăng ký ngay”. Tránh làm phân tâm. 

Chính nhờ điều này mà các trang Landing Page là công cụ marketing hiệu quả nhất hiện nay.

Bây giờ bạn đã hiểu định nghĩa của một trang Landing Page, hãy cùng so sánh Landing Page với Trang Chủ (Homepage) nhé!

Editor’s note

Muốn thử thực hành tạo Landing Page?

Bấm vào link  GetResponse Landing Page Builder miễn phí tài khoản 30 ngày. Công cụ trong link đã có sẵn mẫu, để tạo Landing Page chỉ cần kéo-thả cực kì dễ

Trang chủ (Homepage) có giống Landing Page không?

Trả lời một cách ngắn gọn – Không! 

Trang chủ và trang Landing Page được tạo ra cho những mục đích hoàn toàn khác nhau. 

Trang chủ sẽ cho người đọc rất nhiều lựa chọn để tìm hiểu trang web và tham quan như thanh điều hướng, links liên kết, blogs, và cả tổng đài hỗ trợ nữa. Việc ra quyết định sẽ làm gì là của người đọc chứ không phải của chủ website.

Landing Page thì lại khác.

Trang Landing Page có một mục tiêu cụ thể: Nhằm thuyết phục khách hàng chuyển đổi. Đó cũng chính là lí do tại sao trang Landing Page chỉ tập trung vào 1 sản phẩm duy nhất, 1 webinar hay một ưu đãi cụ thể. Bạn sẽ biết mình đang xem một trang Landing Page khi thấy những yếu tố sau: 

  • Kêu gọi một hành động duy nhất (đăng ký ngay, mua hàng hay để lại thông tin)
  • Đơn giản và ít bị phân tâm vào những thông tin khác như links, cửa sổ pop-up ưu đãi
  • Ưu đãi trên landing page khớp với tiêu đề đường link đưa bạn tới trang

Ví dụ Landing Page từ trang web Monday.com:

Ví dụ Landing Page từ website Monday

Chúng ta có thể thấy rằng: 

  • Thông tin được trình bày rõ ràng và hướng tới đối tượng nào
  • Ưu đãi lợi ích dịch vụ được đặt ở tiêu đề
  • Nút kêu gọi đăng ký nằm ngay trên mục thông tin màn hình đầu tiên
  • Giải thích ngắn gọn xúc tích về tính năng và lợi ích
  • Thông điệp thuyết phục
  • Ví dụ thiết thực với hơn 100,000 doanh nghiệp đang sử dụng công cụ
  • Tín hiệu tin tưởng từ các nhãn hàng lớn đang sử dụng cộng cụ

So sánh “Trang Chủ và Landing Page” tuy đơn giản nhưng đây chỉ là lý thuyết.

Khi lướt web, đôi khi bạn sẽ thấy một số nhãn hàng cố thiết kế Trang Chủ của họ một cách đơn giản và đạt hiệu quả chuyển đổi giống như một trang Landing Page.

Lấy ví dụ trang Monday.com 1 lần nữa. Nếu bạn đến thẳng Trang Chủ của họ (không bấm qua ads), bạn sẽ thấy Trang Chủ của họ không khác gì một trang Landing Page.

Tuy nhiên có một vài điểm khác:

  • Menu định hướng ở trên đầu trang
  • Một số chỉ mục và nội dung hơi khác một chút
  • Ít các nút bấm chuyến đổi hơn
  • Feedback lời khen từ một số khách hàng
  • Phần footer lớn hơn
Ví dụ trang chủ của website Monday.com

Bạn có thể thấy thường thì thực tế rất khác so với lý thuyết. Quan trọng là cách mà bạn xây dựng trang landing page của mình để tối đa chuyển đổi. Nhắc tới chuyển đổi hãy cùng tìm hiểu tại sao chúng ta lại cần Landing Page

9 Best Ways to Drive Traffic to Your Landing Pages.

HƯỚNG DẪN MIỄN PHÍ

Bạn muốn học cách tăng lượt truy cập cho trang Landing Page cũng như quảng bá thương hiệu một cách hiệu quả? Trong sách hướng dẫn chi tiết này, bạn sẽ học được 9 cách tiếp cận khách hàng cho dù bạn không phải là một chuyên gia.

TẢI HƯỚNG DẪN

Tại sao bạn cần Landing Page?

Landing Page rất quan trọng vì nhiều lý do khác nhau – từ việc tăng lượng chuyển đổi cho đến việc giúp bạn có cái nhìn tổng thể về mục tiêu của khách hàng.

1. Trang Landing Page là công cụ tốt nhất giúp gia tăng lượng chuyển đổi

Như chúng ta đã đề cập ở trên, trang Landing Page là công cụ gia tăng chuyển đổi tốt nhất hiện nay với lượng chuyển đổi từ 2 đến 7% trên nhiều thị trường khác nhau.

Average landing page conversions - Email Marketing Benchmarks study.
Lượng chuyển đổi trung bình từ Landing Page – theo nghiên cứu từ Email Marketing Benchmarks.

Có một lí do khiến Landing Page thể hiện tốt đến vậy: Các trang Landing Page có phần thưởng dành cho khách hàng nếu họ truy cập ngay, phần thưởng có thề là tặng sách điện tử, giảm giá sản phẩm hay vé mời tham gia webinar miễn phí. Chính vì tính chất được nhận quà thưởng nên khách hàng thường phải để lại thông tin của họ.

Đây là trường hợp đôi bên cùng có lợi vì bạn có thể tối ưu được lượng khách truy cập từ chiến dịch quảng cáo trả phí. Ví dụ nếu bạn cố tăng lượng người truy cập bằng cách tặng khách hàng sách điện tử thay vì gửi trang chủ nhàm chán thì bạn sẽ có tỉ lệ chuyển đổi cao hơn vì khách hàng cảm thấy họ được nhận quà từ bạn. 

Khi bạn làm như cách trên, bạn cũng nhận lại được 1 lợi ích khác – đó chính là cái nhìn chuyên sâu và cách target khách hàng tiềm năng.

Editor’s note

Trong những chiến dịch trước đây, chúng tôi thường thấy rằng tỉ lệ chuyển đổi nằm trong khoảng 20 – 30%. Tuy nhiên, kết quả chuyển đổi lại tùy vào lượng truy cập đến từ đâu. Những khách truy cập đơn thuần đến từ các công cụ lẫn chiến dịch quảng cáo trả phí thường sẽ chuyển đổi ít hơn so với khách hàng đến từ các chiến dịch email hay từ các nhóm mạng xã hội cá nhân.

2. Landing Page giúp hiểu rõ bản chất của khách truy cập trang

Có thể chúng ta đều nghĩ rằng mình đang biết cách xác định đối tượng khách hàng nhưng nếu không có những dữ liệu cụ thể thực chất chúng ta đang đoán mò. 

Đây chính là lúc mà các trang Landing Page tỏa sáng. Các trang Landing Page có thể theo dõi và ghi nhận thông tin của những người đã chuyển đổi, cho bạn biết họ đến từ đâu và quảng cáo nào của bạn đã thu hút họ đến đây, họ thích nội dung gì và liệu họ sẽ tiếp tục đi theo phễu marketing của bạn hay không sau khi họ chuyển đổi.

Với dữ liệu này, bạn có thể điều chỉnh những chiến dịch quảng cáo trong tương lai tiết kiệm chi phí quảng cũng như tạo ra những nội dung thật sự thu hút khách hàng của bạn.

Lead profile example inside GetResponse showing the tags, custom fields, and engagement with communication

Hồ sơ cá nhân trong công cụ GetResponse thể hiện các thẻ, trường tên, tỉ lệ tương tác trên trang Landing Page.

3. Trang Landing Page giúp chiến dịch Marketing chạy nhanh hơn

Để một trang web được hiển thị và hoạt động phải mất cả tuần thậm chí là cả tháng.

Không những bạn phải đảm bảo trang của mình đồng bộ với cấu trúc website mà để vận hành cần rất nhiều nhân lực tham gia – như thiết kế website, chuyên viên tối đa trình duyệt tìm kiếm (SEO), lập trình viên website và phân tích viên website.

Với Landing Page bạn có thể hoàn toàn chủ động, bạn có thể đưa những ý tưởng mới, chiến lược bán hàng vào trang và thử nghiệm ngay.

Nếu bạn đang sử dụng công cụ xây dựng Landing Page với mẫu template có sẵn, trang Landing Page của bạn sẽ sẵn sàng hoạt động sau đúng 1 tiếng đồng hồ:

  1. Bạn không cần phải thiết kế website cũng như thuê chuyên viên xây dựng web vì bạn có thể tự thiết kế trang Landing Page với công cụ kéo-thả đơn giản.
  2. Bạn cũng không cần chuyên viên SEO vì bạn đã và đang sử dụng quảng cáo trả phí rồi và bạn cũng sẽ không cần phải thay đổi cấu trúc website của mình.
  3. Bạn cũng không cần một chuyên gia phân tích bởi vì trang Landing Page đã tích hợp sẵn mã Facebook pixel và bạn cũng chỉ cần dán mã Google Analytics vào để xem phân tích cũng như đồng bộ với GA.
Examples of landing page templates inside the GetResponse Landing Page builder.
Ví dụ trang mẫu Landing Page templates trong công cụ GetResponse Landing Page builder.

Tạo Landing Page bằng cách này cực kì đơn giản và tiện lợi. Bởi vì chính chúng tôi tại GetResponse cũng đang chạy từ 3 đến 5 Landing Page mỗi tháng bằng chính công cụ này.

GetResponse landing pages our own campaigns.
Cách mà đội ngũ Marketing đang sử dụng công cụ GetResponse Landing Pages

Những câu chuyện thành công – Trải nghiệm thực tế

Landing Page có thể là yếu tố thành công trong nhiều chiến dịch marketing của bạn và không ai biết điều đó rõ hơn website TruckersReport.

Trang web này là một trang đăng tuyển việc làm cho tài xế xe tải ở Mỹ với hơn 5 triệu lượt xem trang mỗi tháng, giúp các tài xế tìm được nguồn thu nhập cao và ổn định. 

Vậy vấn đề là gì? Trang web phải lấy được thông tin của các bác tài qua việc điền đơn thông tin của họ để trang web có thể bắt đầu lọc hồ sơ. 

Trang Landing Page gốc của website chỉ thu về khoảng 12% lượng chuyển đổi và công ty muốn tỉ lệ này tăng cao hơn nữa. 

The TruckersReport original landing page.
Trang Landing Page gốc của TruckersReport

Sau khi xem qua trang, chúng ta có thể thấy có nhiều yếu tố khiến trang này khá yếu và kém hiệu quả (không thể hiện thông tin quyền lợi của tài xế, hình ảnh nhàm chán, quá nhiều đơn điền không cần thiết, tiêu đề không lôi cuốn) để thay đổi chúng ta cần trả lời được những câu hỏi sau: 

  • Tại sao các bác tài lại tìm đến website này? Tại sao họ lại tìm kiếm công việc mới?
  • Điều gì quan trọng nhất đối với một tài xế khi mà họ nộp đơn xin việc?
  • Động lực, nguyện vọng, câu hỏi mà các bác tài đang vướng mắc khi họ nộp đơn xin việc là gì?

Trả lời được những câu hỏi trên, một trang Landing Page mới được thiết kế để xác định đúng tâm lý của tài xế đang tìm kiếm một công việc mới.

The new and improved TruckersReport landing page.
Trang Landing Page mới của TruckersReport

Không những trang Landing Page mới được tích hợp với thiết bị di động giúp chạy nhanh hơn mà còn thể hiện được các quyền lợi lẫn thông tin công việc cho bác tài một cách rõ ràng, trình bày văn bản tối ưu theo văn phong Gutenberg, có nghĩa là đọc từ trái sang phải từ trên xuống dưới:

Gutenberg diagram.
Nguồn ảnh: Clicks and Clients

Một khi người đọc nhìn thấy phần mô tả lợi ích của Landing Page (“Nhận việc lái xe với mức lương tốt”), họ sẽ tự động điều hướng tới nút đăng ký ngay và điền thông tin của mình. 

Các điều chỉnh hợp lý trên trang đã mang lại những kết quả tích cực. TruckersReport tăng lượng chuyển đổi lên tới 45%.

Một điểm đang lưu ý nữa là các trang Landing Page có thể áp dụng được với hầu hết mọi ngành nghề và dịch vụ.

Lấy thầy giáo Alex Terrier làm ví dụ. Thầy giáo dạy nhạc jazz này tăng 19% lượng khách đăng ký email khi quảng cáo lớp học nhạc online của mình khi sử dụng công cụ của GetResponse.

Đây là Landing Page mà anh này sử dụng:

Alex Terrier's squeeze page case study.

Trang này nhìn cũng đơn giản mà đúng không?

Một vài lí do tại sao trang này lại hiệu quả đến vậy:

  • Alex hiệu tâm lý học sinh và đã có thể mô tả được “vấn đề” mà học sinh hay gặp phải ở ngay trên đầu trang
  • Lợi ích mà lớp học của Alex mang lại rất hứa hẹn và có thể dễ dàng đăng ký
  • Có một video trên trang thể hiện chất lượng của lớp học nếu bạn đăng ký cho buổi học thử miễn phí
  • Có một thông điệp mang tính cá nhân từ Alex giải thích bạn sẽ nhận được gì và lớp học này dành cho ai

Nói cách khác, các điểm mạnh và lợi ích từ dịch vụ mà anh này mô tả nổi bật hơn hẳn so với sự phiền hà rắc rối khi người truy cập phải đăng ký thông tin, khiến họ cảm thấy được thuyết phục, họ chuyển đổi và có động lực để trở thành khách hàng tiềm năng trong tương lai. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm nhiều case study thành công hơn nữa bạn có thể xem tại đây.

Các loại Landing Page và ví dụ cụ thể

Có nhiều loại trang Landing Page khác nhau.

Bạn có thể tìm hiểu các mẫu trang Landing Page tốt nhất tại đây

Mặc dù đa dạng nhưng các marketer vẫn có thể phân loại Landing Page dựa theo mục tiêu của trang cũng như hình thức ưu đãi trên trang như sau.

Đây là danh sách của một số loại Landing Page phổ biến hiện nay:

  • Squeeze pages và opt-in pages
  • Lead capture pages
  • Splash pages
  • Sales pages (Trang bán)
  • About us pages (Trang về doanh nghiệp chúng tôi)
  • Services pages (Trang dịch vụ)
  • Thank you pages (Trang tri ân)
  • 404 landing pages
  • Coming soon pages (Trang sắp khai trương)
  • Paid advertising landing page (Trang chạy quảng cáo trả phí)
  • Video landing pages (Trang dạng video)
  • Click-through landing pages
  • Viral sharing landing pages (Trang hiện tượng mạng)

Hãy cùng tìm hiểu 5 loại phổ biến nhất.

1. Squeeze và opt-in Landing Page

Opt-in page và squeeze page là loại trang giúp bạn chuyển đổi khách truy cập trang thành fan hoặc người theo dõi của bạn.

Bạn sẽ không dùng trang này để bán sản phẩm hay dịch vụ của mình. Thay vào đó, mục tiêu của trang này là thêm càng nhiều người theo dõi vào phễu marketing càng tốt, nơi mà bạn sẽ tiếp cận họ qua các chiến dịch email marketing sau này. 

Đây là ví dụ: 

GetResponse opt-in page template.
Mẫu trang opt-in của GetResponse

Trang Landing Page này thể hiện những yếu tố cơ bản như: 

  • Tiêu đề đi thẳng vào vấn đề & cover của sách điện tử rõ ràng cho người truy cập biết rằng họ đang ở đúng nơi
  • Nút chuyển đổi đăng ký đơn giản: “Send me my free guide – Gửi cho tôi hướng dẫn miễn phí”
  • Một danh sách tóm tắt ngắn về hướng dẫn trên trang

Một khi khách truy cập của bạn đồng ý đăng ký opt-in, bạn sẽ có một nguồn địa chỉ liên lạc đầy tiềm năng mà sau này bạn có thể tiếp cận họ qua các chiến dịch email marketing và dần chuyển đổi họ trở thành khách hàng thân thiết lâu dài. Bạn có thể khuyến khích khách hàng với ‘lead magnet – mồi nhử’ bằng nhiều hình thức khác nhau, bạn cũng có thể chia squeeze pages thành các dạng ebook landing pages hoặc webinar landing pages để tăng hiệu quả cho chiến dịch.

2. Sales pages – Trang bán

Sales pages các trang bán hàng có thể bao gồm nhiều loại ưu đãi khác nhau, từ các dịp sale theo ngày lễ (Lễ Tình Nhân, Giáng Sinh) tới thông tin ra mắt sản phẩm mới, giảm giá. 

Điểm mấu chốt cho các trang Landing Page dạng bán hàng này là nội dung thông tin ưu đãi phải là trung tâm của sự chú ý. Giống như mọi loại Landing Page khác, thông tin ưu đãi phải khớp với nội dung quảng cáo trả phí mà người đọc bấm vào. 

Chính vì vậy, nếu nội dung quảng cáo của bạn là giảm giá 15% cho mọi mặt hàng thì bạn phải đảm bảo rằng thứ đầu tiên mà người truy cập thấy trên trang Landing Page là nội dung giảm giá 15% đó.

Một mẹo nữa là để tăng khả năng chốt đơn, bạn có thể để một dòng chữ highlight là “chỉ giảm giá trong một tuần duy nhất” và đặt – đồng hồ bấm ngược cho ưu đãi này.

Đây là ví dụ cho một Sales page – Trang bán hàng:

GetResponse sales page template.
Mẫu trang bán hàng của GetResponse

3. Paid advertising Landing Page – Trang quảng cáo trả phí

Trang Landing Page là một cách tiếp cận khách hàng lý tưởng với thông điệp mà doanh nghiệp muốn gửi gắm được lồng ghép trực tiếp vào các quảng cáo trả phí, các trang này giúp giữ sự thích thú của khách truy cập khiến họ muốn tìm hiểu nhiều hơn và tăng tỉ lệ chuyển đổi. 

Với một mẫu template có sẵn (hoặc bạn phải biết lập trình), bạn có thể tạo ra 1 trang Landing Page chuyên nghiệp. Ví dụ, trang Landing Page dưới đây đang quảng cáo cho một ứng dụng app mới ra mắt có thể dẫn người truy cập đến một trang Landing Page khác như sau:

GetResponse paid ad landing page template
Mẫu Landing Page quảng cáo trả phí của GetResponse

Không những trang Landing Page này làm nổi bật những tính năng của ứng dụng mà còn có một video giải thích về tính năng cũng như bảng giá sản phẩm rõ ràng. 

Nếu để ý, trang Landing Page này cũng bám sát vào những yếu tố mà chúng ta đã đề cập ở trên:

  • 1 nút kêu gọi đăng ký duy nhất
  • 1 tiêu đề ngắn gọn xúc tích
  • Ít văn bản cần phải đọc nhưng lại giàu thông tin

4. Thank you pages – Trang tri ân

Trang tri ân là loại trang web sẽ được gửi trực tiếp tới khách hàng khi họ hoàn thành một mục tiêu nào đó được đặt ra trên website của bạn.

Cho dù mục đích chuyển đổi của bạn là gì thì bạn vẫn cần phải tạo ra một Trang tri ân hiệu quả.

Qua trang tri ân bạn muốn 1) Đảm bảo rằng đăng ký hoặc hành động mà khách hàng vừa làm trên website đi đúng hướng và 2) Hướng dẫn khách hàng tới giai đoạn tiếp theo. Đây là ví dụ cho trang tri ân của chúng tôi trong một hội thảo webinars gần đây.Example a thank you page we've used for our recent webinar.

Example a thank you page we've used for our recent webinar.
Ví dụ về trang tri ân của GetResponse được sử dụng trong một webinar gần đây.

Mặc dù nhìn trang này có vẻ đơn gian nhưng hiệu quả mà trang này mang lại:

  • Xác nhận khách hàng đã đăng ký tham gia hội thảo webinar thành công
  • Cho họ biết họ sẽ nhận được email xác nhận trong giây lát
  • Hướng dẫn họ tiếp tục đăng nhập hay tạo tài khoản miễn phí trên GetResponse

Bật mí cho bạn biết là trang tri ân này nhận về 5% lượng chuyển đổi đăng ký tài khoản miễn phí và những người dùng này tiếp tục sử dụng các công cụ mà chúng tôi quảng cáo sau này.

5. Coming soon pages – Trang sắp khai trương

Landing Page có thể thuyết phục khách hàng để ý tới sản phẩm sắp ra mắt bằng cách áp dụng những phần quà như ưu đãi hoặc giảm giá trong nội dung trang.

Lấy trang Landing Page dưới đây làm ví dụ, chủ mô hình kinh doanh này cho phép khách truy cập thử sản phẩm của mình trước ngày ra mắt:

Coming soon page created inside GetResponse Landing Page builder.
Trang Landing Page sắp khai trương tạo bằng công cụ GetResponse Landing Page builder.

Sử dụng công cụ như GetResponse, bạn còn có thể tạo ra trang Landing Page riêng phù hợp với lễ ra mắt sản phẩm mới cũng như những sự kiện hấp dẫn sắp tới của doanh nghiệp. Bạn không cần phải biết cách lập trình hay am hiểu về website, mọi thứ bạn cần đều có trong công cụ GetResponse.

Bây giờ chúng ta đã hiểu được định nghĩa về Landing Page và các dạng Landing Page khác nhau. Tiếp theo hãy cùng tìm hiểu cách thiết kế một Landing Page đúng chuẩn nhé!

8 bước thực hành tạo Landing Page

1. Bắt đầu với tiêu đề thể hiện lợi ích mà bạn mang lại

Tiêu đề là phần quan trọng nhất. Nếu người truy cập đến từ việc bấm vào quảng cáo của bạn, nội dung trên quảng cáo và trên Landing Page phải đồng bộ với nhau. Nếu trên banner và quảng cáo bạn ghi là “Giảm giá toàn bộ mặt hàng 20%” thì cả đoạn văn bản này phải xuất hiện trên tiêu đề của Landing Page.

2. Giữ nội dung ngắn gọn xúc tích

Rõ ràng, mạch lạc, xúc tích. Đừng viết quá nhiểu vì tâm lý người đọc thường muốn tìm thông tin thật nhanh. Chỉ tập trung vào những ý quan trọng. Đảm bảo thông tin của Landing Page và quảng cáo giống nhau (nếu không người đọc sẽ có cảm giác như họ bì lừa và thường bỏ đi)

3. Hướng sự tập trung của người truy cập vào nút chuyển đổi

Nên có duy nhất CHỈ MỘT nút chuyển đổi dành cho người truy cập – nút đó có thể là phiếu thu nhập thông tin email, form đăng ký hoặc mua hàng, dịch vụ. Tỉ lệ chuyển đổi của bạn sẽ giảm nếu đưa ra quá nhiều lựa chọn chuyển đổi cho khách hàng.

Vị trí đặt nút chuyển đổi cũng vô cùng quan trọng.

4. Bỏ những đường dẫn định hướng gây mất tập trung

Loại bỏ toàn bộ đường link nội dung, thanh tác vụ menu, nút chức năng không liên quan tới chiến dịch quảng cáo hay ưu đãi trên Landing Page. Mục đích cho việc này là dồn sự tập trung của khách hàng vào nút chuyển đổi. Việc này cũng giúp tăng trải nghiệm người dùng và giảm nhầm lẫn thông tin trên Landing Page.

5. Đảm bảo form đăng ký phải nổi bật

Nút đăng ký phải thật to và nổi bật. Đặt form đăng ký trên trang Landing Page tại trọng tâm trên trang. Nếu có thể, hãy đặt form ngay trên màn hình đầu tiên hoặc ngay dưới chỉ mục để khách hàng không bỏ lỡ mất form. Nếu trang Landing Page khá dài để kéo xuống hãy copy nút đăng ký và form đăng ký sau đó paste xuống cuối trang.

6. Đồng nhất với hình ảnh thương hiệu

Đừng tạo trang Landing Page nhìn quả khác biệt so với website doanh nghiệp. Giữ cùng font chữ, màu sắc. Việc này giúp tăng khả năng nhận diện thương hiệu, đặc biệt là khi mà bạn chạy và quản lý nhiều kênh quảng cáo khác nhau.

7. Form đăng ký ngắn gọn

Giữ form đăng ký càng ngắn và càng xúc tích càng tốt và chỉ hỏi những thông tin cơ bản của khách hàng như email và họ tên.

Càng nhiều mục cần phải điền sẽ khiền khách hàng cảm thấy phiền toái và giảm tỉ lệ chuyển đổi.

Dựa theo nghiên cứu gần đây của GetResponse, trung bình bạn thu về khoảng 3.07% tỉ lệ chuyển đổi nếu bạn yêu cầu khách hàng điền vào 2 mục thông tin, tỉ lệ chuyển đổi sẽ giảm chỉ còn 1.22% nếu bạn bắt họ điền vào 3 mục. Giảm tới 60.3% số người đăng ký ngoài ý muốn.

Nhưng quyết định cuối cùng nằm ở bạn nếu bạn cảm thấy việc thu thập thêm một vài thông tin của khách hàng là cần thiết. Tuy nhiên, vẫn có những công cụ có thể thu thập dữ liệu khách hàng mà không làm giảm tỉ lệ chuyển đổi của bạn ví dụ như phần mềm Clearbit.

8. Chạy A/B test trên trang Landing Page

Không có gì là hoàn hảo nên đừng nản chí nếu bạn không nhận lại lượng chuyển đổi lớn trong lần chạy Landing Page đầu tiên.

Khi thiết kế trang Landing Page bạn thường thiết kế theo cảm tính và tự hỏi những câu hỏi sau:

  • Trang sẽ hiệu quả hơn nếu dùng nội dung này thay vì nội dung hiện tại?
  • Nên đặt form đăng ký bên trái hay phải?
  • Dùng ảnh tĩnh hay GIFs?
  • Có nên đặt ví dụ cụ thể ngay bên cạnh form đăng ký không?

Để trả cho lời những câu hỏi trên hãy thử chạy A/B test. Chạy A/B test cho trang Landing Page có nghĩa là bạn sẽ chia lượng người truy cập ra làm 2 nhóm (hoặc nhiều hơn) và cứ với mỗi một nhóm khách sẽ nhìn thấy một phiên bản Landing Page khác nhau. Với mỗi lần chạy A/B test bạn sẽ hiểu hơn về khách hàng của mình, cách nào tiếp cận họ và tạo ra chuyển đổi tốt nhất.

1-click AB test function in GetResponse creates a second variant of your page.
Bấm vào chức năng AB test của GetResponse để tạo ra nhiều phiên bản Landing Page khác nhau.

Những câu hỏi Landing Page thường gặp

1. Nên thêm video vào trang Landing Page hay không?

Câu trả lời là có!

Theo nghiên cứu từ Statistic Brain, chỉ số average attention span – khoảng chú ý của người đọc chỉ còn 8.25 giây – tức là người truy cập trang chỉ dành đúng 8.25 giây cho một 1 mục nội dung trên website, nếu nội dung đó yêu cầu người đọc bỏ ra nhiều thời gian hơn sẽ khiến họ chán nản, nhưng nghiên cứu cũng chỉ ra rằng 95% người đọc tiếp nhận thông tin tốt hơn khi họ xem video. Vì vậy nếu sử dụng video trong Landing Page của mình bạn sẽ có khả năng lôi cuốn người đọc bằng nội dung của mình.

Video cũng giúp tăng chuyển đổi. Nghiên cứu của TechJury tìm ra rằng Landing Page có video tăng chuyển đổi tới 86%. Nhưng đôi khi không hoàn toàn đúng như vậy. Báo cáo mới nhất từ GetResponse Email Marketing Benchmarks cho thấy trang Landing Page có chứa nội dung video có tỉ lệ chuyển đổi thấp hơn 42% tỉ lệ chuyển đổi trung bình.

Tại sao có sự khác biệt đến vậy? Lí do đó chính là một số Landing Page sử dụng video quá dài và làm mất đi sự tập trung của người đọc vào nút chuyển đổi cũng như nội dung ưu đãi trên trang.

Để khắc phục, có một vài cách giúp bạn tận dụng ưu điểm của video trong Landing Page mà không làm giảm đi lượng chuyển đổi. Hai cách hiệu quả nhất là dùng Testimonial video – Video cảm nhận của khách hàng và Explainer video – Video giải thích nội dung:

  • Testimonials: Video dạng này cho phép các khách hàng thân thiết của bạn nêu cảm nghĩ về nhãn hàng và đảm nhận phần nội dung trên trang thay bạn. Đây là một cách tuyệt vời để minh chứng cho các ví dụ thành công, trải nghiệm sử dụng sản phẩm hài lòng mà bạn đã đăng trên website. Testimonial video có thể là lời nói của một hay một nhóm khách hàng giải thích về sản phẩm của bạn hay hội thảo webinar mà bạn đang muốn thuyết phục mọi người tham gia. Qua cách này, trang Landing Page của bạn sẽ tăng độ uy tín vì khổng chỉ bạn – chủ doanh nghiệp khuyên dùng sản phẩm mà còn có những bằng chứng cụ thể khác khuyên dùng sản phẩm của bạn.
  • Explainers: Đúng như tên gọi video giải thích sẽ chứa nội dung giải thích về sản phẩm dịch vụ, ưu đãi của doanh nghiệp qua giọng đọc từ 1 người đại diện. Hãy cố gắng tóm tắt thông tin nhất có thể trong khoảng từ 60-90 giây cho video giải thích

Đây là một ví dụ cụ thể về Landing Page hiệu quả có chứa nội dung video giải thích:

Landing Page dạng video của GetResponse

Bạn thấy gì trong trang Landing Page này?

Hầu như không có văn bản trên trang. Ngoại trừ tiêu đề trang, cách duy nhất để người truy cập tìm được ưu đãi là xem hết video giải thích.

Xây dựng nội dung trên Landing Page bằng cách này không những tăng tính thuyết phục cho các thông tin được đề cập trong video mà còn dễ dàng tăng lượng chuyển đổi.

Mặt hạn chế duy nhất khi tạo Landing Page video là bạn phải hiểu thuật ngữ “embed” và phải tự tìm cách cài link video vào trang Landing Page. 

May mắn là với GetResponse bạn có thể dễ dàng paste thẳng video vào Landing Page của mình mà không cần phải hiểu embed là gì hay cần lập trình viên website. Cực kì tiện lợi! Một khi video được tải lên hoàn tất, GetResponse sẽ tự động căn chỉnh và đặt video đúng với tỉ lệ của trang Landing Page.

Điều gì cần cân nhắc trước khi đăng video lên trang Landing Page?

Trước hết bạn phải xem xét là liệu video này có phù hợp với trang Landing Page mà bạn đang tạo hay không? 

Hai vấn đề thường gặp phải là tải sai video và tốc độ chạy của trang bị giảm sau khi tải video lên. 

Ví dụ cụ thể, nếu bạn chưa cắt gọn video trước khi tải lên Landing Page, việc này có thể khiến trang chậm lại và người truy cập bỏ đi. Trang chạy càng chậm thì tỉ lệ người truy cập bỏ đi càng cao. Mất khoảng 2 giây để load trang thì tỉ lệ bỏ trang là 7%. Nếu mất 5 giây load trang thì sao? Tỉ lệ bỏ đi lên tới 38%. 

Một vấn đề khác thường gặp phải là cách đặt vị trí cho video. 

Đặt video không đúng cách hoặc video giải thích quá xa nút kêu gọi đăng ký chuyển đổi cũng là một lỗi sai hay mắc phải. 

Mục đích của Landing Page dạng video là thuyết phục người truy cập chuyển đổi, không phải là làm mất sự tập trung của họ khỏi mục tiêu ưu đãi chính trên Landing Page nên hãy chú ý cách đặt video trên trang của mình. 

2. Độ dài lý tưởng của một trang Landing Page?

Đây là câu trả lời: Nó còn tùy vào thứ bạn bán hay ưu đãi của bạn. 

Nếu đơn giản bạn chỉ mời mọi người tham gia một webinar, thì nội dung Landing Page nên gắn gọn vì bạn chỉ cần địa chỉ email và tên khách hàng, những Landing Page ngắn hiệu quả cho các dạng ưu đãi như đăng ký tài khoản miễn phí hoặc các gói dùng thử. 

Lấy ví dụ từ trang 911 Restoration, trang này là trang website phản ứng nhanh, hỗ trợ thiên tai tự nhiên. 90% khách hàng là người dùng online vì thế trang Landing Page của công ty phải chuyển đổi được. Trang Landing Page cũ quá dài và chứa quá nhiều thông tin.

911 Restoration’s old landing page.
Trang Landing Page cũ của 911 Restoration

Vì thế họ quyết định xóa đi hầu hết các thông tin không cần thiết và chỉ để lại phần đăng ký online và tổng đài hotline, trang mới của họ nhìn như thế này:

911 Restoration’s new landing page.
Trang Landing Page mới của 911 Restoration

Kết quả là: 

Trand Landing Page mới mang về 35 cuộc gọi đặt lịch từ 133 lượt click trang — tăng 37% lượng chuyển đổi. 

Tuy nhiên nếu bạn bán sản phẩm ví dụ như phần mềm giá khoảng $2,000 (46 triệu VND), bạn cần nhiều thông tin hơn để thuyết phục người mua hàng, trên thực tế người mua hàng sẽ cảm thấy thích thú hơn nếu nội dung Landing Page của bạn dài và chi tiết, đã có nghiên cứu về vấn đề này.  Các nhà khoa học đã tìm hiểu trong một nhóm những người đọc tạp trí công nghiệp và tìm ra rằng họ thích đọc bài viết với nội dung dài. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nhóm người này cảm thấy các bài viết ngắn không đáng để đọc vì ít thông tin nên họ từ chối đọc các bài viết với nội dung ngắn.

“Kết quả cuối cùng chỉ ra những bài viết dài và chi tiết là vô cùng cần thiết vì chúng cung cấp một lượng thông tin lớn cho người đọc, tăng sự tin cậy của bài viết” theo Báo cáo

Vậy độ dài của trang Landing Page là bao nhiêu?  

Độ dài sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào thứ mà bạn bán. Nếu bạn chỉ cần người tham gia webinar hay người đăng ký gói dùng thử thì một Landing Page ngắn sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo. Tuy nhiên nếu sản phẩm của bạn có giá thành cao, bạn nên lựa chọn một Landing Page dài với nhiều thông tin để có thể thuyết phục được người mua hàng. 

Câu hỏi cuối cùng cho một Landing Page

3. Chi phí tạo Landing Page là bao nhiêu?

Không có một giá sàn nào cho trang Landing Page

Bởi vì có rất nhiều yếu tố dẫn đến một chiến dịch Landing Page thành công. Một trang Ladning Page cần tối ưu, chạy A/B test và cải thiện để đón đầu khách hàng.

Hãy nhìn vào ví dụ như trang Upwork phải trả từ $10 (230 nghìn VND) cho tới $100 (2 triệu 300 nghìn VND) mỗi giờ để các freelancer thiết kế một trang Landing Page. Bạn cũng có thể thuê dịch vụ agency và tiêu tốn khoảng $500 (hơn 10 triệu VND) cho tới $3000 (hơn 68 triệu VND) cho chỉ 1 trang Landing Page. 

Tuy nhiên cũng có những lựa chọn khác như các công cụ marketing thông minh.

Sử dụng Công cụ thiết kế Landing Page từ GetResponse, bạn có thể dễ dàng tạo Landing Page đẹp, hiệu quả, tỉ lệ chuyển đổi cao với mức giá siêu rẻ và tiết kiệm. 

GetResponse không chỉ có trình tạo Landing Page, công cụ còn có hàng trăm mẫu Landing Page chuyên nghiệp, tích hợp thiết bị di động và giúp bạn tiếp cận khách hàng một cách dễ dàng.

Đây là một số công cụ bạn có thể ứng dụng cho doanh nghiệp của mình:

Hướng dẫn cách làm Landing Page hiệu quả bấm link tại đây

Ngoài Landing Page, nền tảng GetResponse còn tích hợp những công cụ khác giúp bạn có những chiến dịch marketing bán hàng thành công.

Bao gồm:

  • Facebook & Instagram ads
  • Google ads
  • Email marketing và marketing tự động hóa
  • Live chat
  • Webinars

Lời cuối

Landing Page chính là cầu nối giữa chiến dịch quảng cáo trả phí và khả năng chuyển đổi của khách hàng.  

Trang Landing Page chính là mảnh ghép quan trọng giúp bạn bán được hàng, gia tăng lợi nhuận kinh doanh.

Đó cũng chính là lí do khiến Landing Page thành công đến vậy. 

Yếu tố cốt lõi khiến cho một trang Landing Page thành công đến từ việc trang có khiến người đọc tập trung, thông tin có thuyết phục, trang có vận hành tốt và độ dài có hợp lý hay không?  Muốn thử trang Landing Page đầu tiên của bạn?

Đăng ký GetResponse miễn phí ngay.


Michal Leszczynski
Michal Leszczynski
Michal Leszczynski đắm mình trong việc phát triển, triển khai và điều phối tất cả các dự án Marketing Nội Dung với tư cách là Giám đốc Content Marketing và Đối tác tại GetResponse. Anh ấy có hơn 9 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Online Marketing với Bằng Thạc sĩ về Strategic Marketing and Consulting tại Đại học Birmingham (Vương quốc Anh). Michal còn là tác giả của hơn 100 bài báo, sách điện tử và bài viết khóa học cho cả GetResponse và các trang web nổi tiếng như Crazy Egg và Social Media Today. Bạn có thể liên hệ và kết nối với Michal trên LinkedIn .